Thứ Năm, 6 tháng 12, 2012

EU phạt nặng một số công ty công nghệ Nhật và Hàn Quốc

Ủy ban châu Âu (EU) đã ra lệnh phạt chống độc quyền nặng nhất trong lịch sử của mình, phạt 6 công ty, trong đó có Philips, LG Electronics và Panasonic với tổng số tiền 1,47 tỉ EUR vì thực hiện hai thỏa thuận cạnh tranh cartel gần 1 thập kỉ.
Ảnh
Cơ quan chống độc quyền của EU đã phạt nặng nhất đối với Philips.
Ủy ban này cho biết các quan chức cấp cao từ các công ty châu Âu và châu Á đã gặp nhau 6 năm trước để thỏa thuận giá cả và phân chia thị trường về tivi và đèn chân không monitor máy tính, công nghệ mà nay đã lỗi thời sử dụng trong các màn hình phẳng.
Trong thời gian từ 1996 đến 2006, các công ty này đã gặp nhau tại Paris, Rome, Amsterdam và ở châu Á để họp cái gọi là “bật đèn xanh”.
“Những thỏa thuận cạnh tranh này đối với đèn chân không là những “thỏa thuận dạng văn bản”: những thỏa thuận này đã cho thấy các kiểu hành vi chống độc quyền tồi tệ nhất mà bị cấm chặt chẽ đối với các công ty kinh doanh ở châu Âu”, Joaquin Almunia, Ủy viên Hội đồng cạnh tranh EU cho biết.
Cơ quan chống độc quyền của EU đã phạt nặng nhất đối với Philips về việc định giá và chia cắt thị trường. Công ty có cơ sở tại Hà Lan bị phạt 313,4 triệu EUR và phải đối mặt với hình thức phạt nặng hơn thông qua một liên doanh.
Tuy nhiên CEO Frans van Houten cho biết Philips sẽ thách thức cái mà ông gọi là hình thức phạt mất cân đối và không công bằng.
LG Electronics của Hàn Quốc phải trả 295,6 triệu EUR cộng với phạt cổ phần liên doanh, trong khi đó Panasonic bị phạt về vấn đề này 157,5 triệu EUR.
Philips cho biết cho biết công ty này cũng có thể kiện ngược. “Panasonic cho rằng quyết định của EU là sai lầm về pháp lí và lịch sử… và sẽ cẩn thận xem xét quyết định và tính đến các lựa chọn kháng cáo tới các tòa án châu Âu.
Ủy ban EU cũng đã phạt Samsung SDI 150,8 triệu EUR, Toshiba 28 triệu EUR, và công ty Pháp Technicolor 38,6 triệu EUR.
Một liên doanh giữa Philips và LG Electronics đã bị phạt 391,9 triệu EUR trong hai hai liên doanh của Panasonic cũng đã bị phạt.
Joaquin Almunia cho biết các vi phạm này đặc biệt gây tai hại cho các khách hàng, vì các đèn chân không chiếm 50 - 70% giá của màn hình.
Các đèn chân không đã bị thay thế phần lớn bằng các công nghệ màn hình tiên tiến hơn như màn hình tinh thể lỏng (LCD), màn hình plasma và các diode phát sáng cơ bản.
Philips đã bán kinh doanh này được cho là xâm phạm trong năm 2001 nhưng cho biết có thể lấy dự phòng 509 triệu euro trong quý 4 để nộp phạt.
Nhà phân tích của ING cho ANP-Reuters biết mức phạt này là lớn nhưng đã được dự báo. Cổ phiếu của Philips đã giảm 0,82% xuống còn 19,93 EUR vào cuối giờ chiều, xóa đi việc tăng trước đó sau khi có những tin tức về các hình thức phạt.
Technicolor cho biết mức phạt này được xem như là một việc ngoại lệ trong các chi phí của 6 tháng cuối năm, sẽ không ảnh hưởng đến doanh thu và các mục tiêu dòng tiền rỗi năm 2012 của công ty này.
Cho tới nay, mức phạt chống độc quyền lớn nhất của Ủy ban này là 1,38 tỉ EUR đối với những công ty tham gia vào thỏa thuận kính ô tô năm 2008.
Các mức phạt của Ủy ban này là tiếp sau một mức phạt tổng 128,74 triệu EUR năm ngoái đối với 4 nhà sản xuất kính được sử dụng trong các đèn chân không.
Chunghwa Picture Tubes, Samsung Electronics, LG Display và ba công ty LCD khác đã bị phạt tổng số 648 triệu EUR hai năm trước khi tham gia vào một thỏa thuận cạnh tranh.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét