Thứ Năm, 19 tháng 7, 2012

App diệt virus cho smartphone bị thờ ơ

Thị trường không thiếu các ứng dụng diệt virus và bảo mật trên điện thoại thông minh nhưng thực tế nhu cầu của người dùng đối với các phần mềm này chưa cao.

Smartphone ngày nay có thể coi là một chiếc máy tính cá nhân thu nhỏ khi sở hữu cấu hình mạnh mẽ bao gồm bộ xử lý đa nhân với bộ nhớ RAM lớn đi kèm với bộ xử lý GPU riêng biệt như những card đồ họa rời trên máy tính. Với khả năng kết nối mạng liên tục, tích hợp nhiều tính năng và cho phép cài đặt thêm dễ dàng các phần mềm thứ ba từ nhiều nguồn khác nhau nên smartphone cũng là đích ngắm của các phần mềm độc hại dạng virus, hay là thiết bị để kẻ xuất ăn trộm thông tin cá nhân và quan trọng.
Các hãng phần mềm trong nước như CMC cũng sở hữu ứng dụng diệt virus trên nền tảng di động.
Các hãng phần mềm trong nước như CMC cũng sở hữu ứng dụng diệt virus trên nền tảng di động.
Phần mềm diệt virus dành cho smartphone tại xuất hiện ngày càng nhiều, đặc biệt cho điện thoại Android. Chỉ cần tìm kiếm với từ khóa Antivirus trên kho Google Play, người dùng sẽ có tới hàng chục kết quả khác nhau. Những cái tên nổi tiếng và thông dụng với người dùng máy tính như Norton, McAfee hay Kaspersky... đều có phiên bản dành riêng cho người dùng điện thoại di động chạy Android.
Trong khi đó ngay cả các hãng bảo mật và an ninh mạng trong nước cũng bắt đầu xâm nhập vào thị trường phần mềm diệt virus và bảo mật trên điện thoại di động, như CMC với phiên bản CMC Mobile Security 2012 có phí dành cho người dùng Android, BKAV với ứng dụng diệt virus và bảo mật dành cho cả 4 hệ điều hành thông dụng là Android, iOS, BlackBerry và Windows Mobile.
Thực tế dù từng có những cảnh báo về vấn đề lây lan rộng của các loại virus hay mã độc trên Android với phạm vi toàn cầu nhưng người dùng smartphone ở Việt Nam vẫn tỏ ra thờ ơ với các phần mềm diệt virus và bảo mật trên điện thoại.
Anh Đoàn Hữu Công, trưởng nhóm kỹ thuật của một cửa hàng chuyên kinh doanh smartphone ở Hà Nội cho biết, khác với máy tính hay laptop thì hầu hết khách hàng mua điện thoại hay máy tính bảng mới đều không đòi hỏi cài thêm các phần mềm diệt virus hay bảo mật dành cho thiết bị của mình, yêu cầu chủ yếu của người dùng vẫn là những ứng dụng, phần mềm thông thường phục vụ cho công việc hay giải trí.
Dù cũng sử dụng hệ điều hành nhưng những ứng dụng trên smartphone có cơ chế hoạt động khác với của máy tính nên không chịu ảnh hưởng từ các virus trên máy tính, và số lượng virus hay phần mềm độc hại... cũng thấp hơn rất nhiều. "Không gặp những sự cố trong quá trình sử dụng nên người dùng cho rằng không cần thiết", anh Công chia sẻ.
Ngoài tính năng quét và diệt virus như trên máy tính, phần mềm trên điện thoại còn giúp bảo mật dữ liệu và thiết bị người dùng khi bị thất lạc.
Ngoài tính năng quét và diệt virus như trên máy tính, phần mềm trên điện thoại còn thêm nhiều tính năng khác, giúp bảo mật dữ liệu và thiết bị người dùng khi bị thất lạc.
Khác với trên máy tính, các phần mềm diệt virus trên điện thoại còn đi kèm với chức năng bảo mật như ngăn chặn cuộc gọi, tin nhắn quấy rối, loại bỏ tin nhắn rác... hay chống trộm, tìm lại điện thoại bị mất. Tuy nhiên, mức độ quan tâm tới tính năng này cũng không lớn khi hầu hết đều chỉ xuất hiện trên phiên bản có tính phí sử dụng.
Anh Vũ Đảng, một người chơi Android có nhiều kinh nghiệm chia sẻ, "các phần mềm độc hại và virus trên Android dù đã xuất hiện nhưng mức độ nguy hiểm thấp và không là vấn nạn như trên máy tính, bởi vậy người dùng thông thường cảm thấy không cần thiết với các ứng dụng diệt virus". Trong khi đó các tính năng bảo mật cá nhân như chặn cuộc gọi, chặn tin nhắn hay chống trộm lại chỉ được một lượng ít khách hàng quan tâm, đó là những người có nhu cầu làm việc cao trên Android.
Các phần mềm có bản quyền của nước ngoài như của Kaspersky hay Norton có giá từ 10 USD trở lên trong khi một số phần mềm Việt của BKAV hay CMC cũng mất phí sử dụng lên tới hai, ba trăm nghìn đồng nhưng thời hạn sử dụng một năm. Tính ra vài chục nghìn một tháng nhưng việc giá lên tới vài ba trăm nghìn đồng cho một phần mềm điện thoại di động là điều khiến mọi người không hào hức và cần thiết.
"Thực tế một số tính năng tính phí như trên vẫn xuất hiện trong một số ứng dụng được người dùng chia sẻ miễn phí, xuất hiện khá nhiều trên mạng. Dùng Android và chịu khó tìm hiểu thì không tính năng gì là không có", một người dùng có kinh nghiệm chia sẻ.
Các phần mềm diệt virus và bảo mật có giá bán cao.
Các phần mềm diệt virus và bảo mật thường có giá bán cao.
Một số hãng phần mềm diệt virus cho smartphone cũng chưa đặt nặng vấn đề kinh doanh ở thời điểm hiện tại dù vừa đưa ra các sản phẩm trên di động. Ông Trần Hữu Tuấn, đại diện của CMC cho biết, dù đưa ra phiên bản CMC 2012 có tính phí với nhiều tính năng mới nhưng hãng không đặt mục đích doanh thu và lợi nhuận đối với sản phẩm này. Phần lớn người dùng smartphone hiện nay chưa quan tâm nhiều tới các ứng dụng diệt virus và bảo mật trên điện thoại và lý do khi đưa ra phiên bản mới nhằm mở rộng số lượng, thị trường sản phẩm liên quan đến diệt virus và bảo mật nói chung của hãng, đại diện CMC chia sẻ.
Tuy nhiên theo kinh nghiệm của một chuyên gia trong lĩnh vực phần mềm, với những người có nhu cầu sử dụng cao đến smartphone trong công việc thì việc bảo mật và chống virus cho thiết bị của mình là quan trọng, dù là Android hay iOS và các hệ điều hành khác thì đều có nguy cơ. Smartphone là nơi lưu trữ rất nhiều thông tin cá nhân và có thể quan trọng, việc bị lấy trộm thiết bị, tiêu hủy hay mất mát dữ liệu đều có thể gây ra những thiệt hại lớn với người dùng.

Email Marketing Lap trinh di dong Lap trinh IOS Hoc lap trinh mobile Hoc PHP Hoc Java

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét